Những tranh cãi Cô gái Đan Mạch

Ngoài những khen ngợi, có những lời chỉ trích cho rằng Cô Gái Đan Mạch chẳng khác nào những tiểu thuyết tình dục trong đó ép một người nam hành xử như một người con gái không hơn không kém, đã thế phim còn gây khó hiểu, mập mờ một câu chuyện có thật về một nhân vật biến đổi giới tính trong lịch sử. Phim còn bị chê là dựa trên những tình tiết không thật của tiểu thuyết chứ không kể lại câu chuyện thật của Lili và Gerda Wegener.

Thêm vào đó, phim còn nhận được sự phản đối của cộng đồng LGBT vì Redmayne, một người đàn ông, thể hiện chân dung của một người chuyển giới thành phụ nữ. Các tranh cãi cho rằng điều này chẳng khác nào cho rằng người chuyển giới thành phụ nữ đơn giản là "đàn ông mặc váy".

Tranh cãi xoay quanh hạng mục đề cử giải Oscar

Nữ diễn viên Alicia Vikander được nhận giải Oscar cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn Gerda Wegener trong phim. Đây cũng là giải thưởng duy nhất trong tổng cộng 4 đề cử phim nhận được. Tuy nhiên, Hội đồng giải thưởng bị chỉ trích nặng nề vì đã trao giải này cho Vikander trong khi đáng lẽ với một thời lượng xuất hiện trong phim khoản 1 tiếng đồng hồ, tức 50% thời gian của phim, thì Vikander phải được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất mới đúng. Đây thực ra chính là quyết định của hãng phim Focus Features để vận động giải Oscar cho Vikander vì ở hầu hết các giải thưởng phim khác, nhiều nữ diễn tuy đóng chính (tương tự như trường hợp của Vikander) nhưng đều được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên phụ và thường thắng giải. Việc cố tình để Vikander không được chọn vào danh sách cuối cùng của đề cử Nữ diễn chính xuất sắc là có mục đích vì nếu được chọn, cô sẽ phải tranh giải với một nữ diễn khác là Brie Larson, người đã thể hiện xuất sắc trong phim Room. Trong khi đó ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc, Vikander sẽ có cơ hội thắng giải cao hơn.

Tai hai lễ trao giải Quả Cầu VàngGiải thưởng Điện ảnh Viện Hàn Lâm Anh Quốc, với vai diễn Gerda trong Cô Gái Đan Mạch, Vikander được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc và đồng thời cô cũng được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho vai diễn của mình ở một bộ phim khác mang tên Ex Machina.

Tình tiết lịch sử có thật

  • Lili Elbe không phải là người chuyển giới thành phụ nữ đầu tiên được ghi nhận. Người đầu tiên là Dorchen Richter của Đức.
  • Phim Cô Gái Đan Mạch dựa trên tiểu thuyết cùng tên của David Ebershoff. Chính Ebershoff cho biết rằng quyển tiểu thuyết của ông không kể chính xác những gì trong cuộc đời thật của Lili Elbe. Ông không chỉ tưởng tượng hầu hết những gì ông viết về cuộc sống nội tâm của Elbe, mà còn sáng tạo ra các nhân vật khác trong tiểu thuyết, ví dụ như Hans và Henrik (cả hai nhân vật này đều xuất hiện trong phim). Mặc dù có những điểm không giống, bộ phim vẫn được quảng bá là "câu chuyện có thật" và "chuyện tình có thật". Đạo diễn Tom Hooper cho biết bộ phim gần với câu chuyện có thật về Lili Elbe hơn trong sách của Ebershoff.
  • Nhân vật Ulla Paulson là một nhân vật tiểu thuyết dựa trên hình mẫu có thật là Ulla Poulsen, một diễn viên múa ballet người Đan Mạch và là bạn thân của Lili và Gerda.
  • Bối cảnh phim bắt đầu vào năm 1926, ở ngoài đời thật thì Lili đã 44 tuổi và Gerda đã 40 tuổi. Hôn nhân của cả hai kéo dài 26 năm (1904-1930); khi kết hôn, Lili được 22 tuổi và Gerda được 18 tuổi. Tuy nhiên, trong phim chỉ đề cập rằng Lili và Gerda kết hôn được 6 năm.
  • Gerda trong đời thật là một người phụ nữ tóc vàng, mắt xanh (như được vẽ trong các bức tự họa của bà) với nước da trắng xanh, trong khi diễn viên Alicia Vikander là tóc nâu và mắt nâu cùng với nước da màu ô liu. Vikander phải đội mái tóc giả màu vàng khi đóng phim. Cô tiết lộ với tờ The New York Times rằng các nhà làm phim do thấy cô không có nét giống người Scandinavia nên đã hóa trang cho da trắng hơn và tái hơn.
  • Trong suốt các tình tiết lịch sử được tái dựng trong phim, Gerda đời thật khoảng 43, 44 tuổi, Lili thì 47 tuổi khi bà phẫu thuật tái thiết lại giới tính vào năm 1930 và mất năm kế tiếp lúc bà 48 tuổi. Khi đóng phim này, Eddie Redmayne đã 33 tuổi và Alicia Vikander thì 26 tuổi.
  • Lili và Gerda đời thật chuyển đến Paris năm 1912, khi họ đã 30 và 26 tuổi. Trong phim thì tái dựng cả hai chuyển đến Paris vào cuối những năm 1920. Vào hai thập niên 1910 và 1920, Paris đã rất phóng khoáng và tự do hơn rất nhiều, đó là lý do tại sao Gerda và Lili dọn đến ở dễ dàng và Gerda thoải mái sống như một người đồng tính nữ. Phân cảnh khi Lili, trong quần áo đàn ông, bị 2 người đàn ông Paris đánh vì cho rằng Lili là đồng tính nữ chỉ là tình tiết trong phim.
  • Tên đầy đủ của Lili sau khi chuyển giới là Lili Ilse Elvenes. Cái tên "Lili Elbe" chỉ là tên dùng trong phim và được đặt bởi một nhà báo ở Copenhagen là Louise "Loulou" Lassen.
  • Các tình tiết bao gồm xu hướng tình dục của Gerda (có thể thấy trong các bức vẽ gợi dục của bà), và sự xa cách trong mối quan hệ giữa Gerda và Lili sau khi kết thúc hôn nhân vào năm 1930 đều được lược bỏ trong cả tiểu thuyết và phim.
  • Các tình tiết lịch sử không được nhắc đến trong phim bao gồm: các bức họa erotica đồng tính nữ nổi tiếng của Gerda; trong lần phẫu thuật cuối cùng và lúc chết của Lili, Gerda không có mặt bên cạnh vì lúc đó bà đang sống ở Ý cùng với người chồng thứ hai Fernando Porta, một quan chức người Ý. Gerda li hôn với Porta năm 1936, cả hai không có con cái và sau đó Gerda không tái hôn lần nào nữa. Bà trở lại Đan Mạch, bắt đầu nghiện rượu và chết năm 1940 trong tình trạng không một xu dính túi. Nhân vật Hans Axgil trong phim thực chất là không hề có thật trong đời của Gerda. Đây chỉ là nhân vật hư cấu dựa trên (không hoàn toàn) hình mẫu của Fernando Porta, mặc dù Fernando Porta không phải là bạn thời thơ ấu của Einar/Lili. Họ Axgil không phải là một họ thường thấy ở Đan Mạch. Đây là họ dựa trên tên một cặp đôi đồng tính có thật Axel và Eigil Axgil, cặp đôi đồng tình đầu tiên được công nhận trên mặt luật pháp kết hợp dân sự (hoặc chung sống có đăng ký).
  • Bạn trai của Lili ở thời điểm bà trải qua lần phẫu thuật cuối cùng và mất đi là một thương buôn tranh nghệ thuật người Pháp tên Claude Lejeune. Ông là người mà Lili mong mỏi được kết hôn cùng và có con. Có một bức ảnh của Lili và Lejeune hẹn hò nhau từ năm 1928 khi Lili và Gerda còn kết hôn trên mặt giấy tờ. Lejeune không được nhắc đến trong phim. Nhân vật Henrik trong phim là một nhân vận hư cấu dựa trên hình mẫu của Lejeune.
  • Trong phân cảnh cuối cùng, khi Gerda và Hans đứng trên núi Vejle Fjord, có hiện lên hình ảnh đồi núi đằng sau. Đan Mạch thực tế không có ngọn núi nào. Các cảnh quay núi đồi được thực hiện trên núi Mannen ở Na Uy và ở đảo Sheppey của Anh. Tình tiết không theo nguyên mẫu lịch sử này là do chính đạo diễn Tom Hooper quyết định. Hooper sau đó đã xin lỗi người dân Đan Mạch vì sai lầm này của ông.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cô gái Đan Mạch http://artemisproductions.com/index.php?c=6bb61e3b... http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=danishgirl... http://deadline.com/2015/07/venice-film-festival-l... http://www.historyvshollywood.com/reelfaces/danish... http://www.hollywoodreporter.com/news/danish-girl-... http://blogs.indiewire.com/thompsononhollywood/how... http://www.metacritic.com/movie/the-danish-girl http://www.nytimes.com/2000/02/14/books/books-of-t... http://www.screendaily.com/toronto-world-premieres... http://variety.com/2015/film/news/venice-fest-reve...